Hikari – thiết kế nhà chuyên nghiệp

Biet Thu Mai Nhat 2

Một bộ hồ sơ thiết kế nhà chuyên nghiệp bao gồm các loại giấy tờ có liên quan đến: Kết cấu công trình, hình dáng kiến trúc nội thất, hình dáng kiến trúc ngoại thất của ngôi nhà. Những thông tin này đều phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật trong thi công công trình, và đảm bảo đúng pháp luật.  Trong bài viết này, Kiến trúc HIKARI sẽ giới thiệu cho bạn một bộ hồ sơ thiết kế nhà chuyên nghiệp mà Hikari bàn giao cho khách hàng.

Phần hồ sơ thiết kế công trình

– Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc công trình

Đây là công việc ban đầu mà chủ đầu tư làm việc cùng với kiến trúc sư. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc công trình phản ánh được phối cảnh mặt tiền 3D. Cũng như cách thức bố trí mặt bằng thi công, công năng sử dụng của các phòng. Và bên đơn vị thi công nhìn vào bản vẽ kiến trúc cũng sẽ thấy được mặt đứng, mặt cắt, mặt bằng kỹ thuật thi công của công trình.

Tổng hợp những hồ sơ thiết kế kiến trúc bao gồm các phần sau theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 03/2020/TT-BXD. Trong đó các bản vẽ tuân theo quy cách, tỷ lệ bản vẽ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5671:2012 và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5571:2012

  • Ảnh công trình được phối hợp cảnh ngoại thất 3D
  • Bản vẽ mặt đứng, mặt bằng và mặt cắt chi tiết ngôi nhà
  • Bản vẽ chi tiết của các phần dầm, phần sàn, phần mái…
  • Bản vẽ chi tiết sàn (mặt bằng lát gạch), cầu thang (tay vịn), nhà vệ sinh, hệ thống cửa, cổng ngõ, tường rào…

Các bản vẽ chi tiết tương ứng trong mỗi phần của hồ sơ thiết kế được gộp chung lại tạo thành một bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh.

Biet Thu Tan Co Dien 3 Tang 2

Hình 1_Hồ sơ thiết kế kiến trúc công trình phản ánh được phối cảnh mặt tiền 3D

– Phần hồ sơ thiết kế kết cấu công trình

Khác với phần thiết kế kiến trúc quyết định nên tính thẩm mỹ cho công trình. Thì phần thiết kế kết cấu công trình được coi là phần xương sống của công trình. Những tính toán kết cấu cho công trình phải thật chuẩn xác nhằm đảm bảo độ chắc chắn và an toàn cho công trình. Và an toàn trước những tác động của các tải trọng có thể gặp trong quá trình làm việc của những cấu kiện. Và phần móng nhà là phần quan trọng nhất, chịu tải trọng và nâng đỡ toàn bộ công trình. Nên phần móng cần phải được tính toán chính xác với hiện trạng đất nơi xây dựng công trình để gia chủ có thể hoàn toàn yên tâm về độ vững chắc của công trình. Hồ sơ thiết kế kết cấu nhà thường bao gồm các hạng mục chính bao gồm:

  • Mặt bằng định vị và bố trí các cấu kiện (như phần nền móng, cột, dầm móng, dầm sàn các tầng, lanh tô, mái, cầu thang…);
  • Bản vẽ chi tiết các cấu kiện nói trên;
  • Chi tiết gia cường, dầm, bố trụ tường vách…

Phần hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình

Hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình cho người xem biết được hệ thống đường dẫn mạch điện, cấp thoát nước. Bản vẽ hệ thống kỹ thuật này được linh hoạt thay đổi phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của chủ nhà. Các kiến trúc sư sẽ tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống hoạt động an toàn, hợp lý và tiết kiệm nhất cho gia chủ. Vì vậy, nội dung thiết kế này trở thành một phần quan trọng trong hồ sơ thiết kế nhà chuyên nghiệp.

Hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuật được thể hiện trong hồ sơ thiết kế thông qua các bản vẽ sau đây:

  • Mặt bằng triển khai hệ thống điện các tầng: bao gồm sơ đồ chi tiết lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng các tầng, ổ cắm, công tắc điện, tủ điện âm tường, lắp đặt hệ thống camera…
  • Mặt bằng triển khai hệ thống nước các tầng: bao gồm sơ đồ nguyên lý cấp nước theo từng tầng, hệ thống cấp thoát nước, điện lạnh, mặt cắt hầm hầm tự hoại, bể chứa nước…

Phần hồ sơ thiết kế nội thất công trình

Những hồ sơ thiết kế trước đây không mấy chú trọng vào phần thiết kế nội thất. Nhưng ngày nay, nhu cầu về chất lượng không gian sống ngày càng được ưu tiên thì thiết kế nội thất là phần không thể thiếu. Nội thất tô điểm cho công trình, giúp thể hiện nét tính cách của gia chủ.

Hikari Thiết Kế Nội Thất Phong Cách Trung Hoa.5

Hình 2_Hồ sơ thiết kế nội thất công trình

  • Hồ sơ thiết kế nội thất bao gồm những danh mục sau:
  • Mặt bằng, bản vẽ chi biết bố trí nội thất, bảng thống kê.
  • Hồ sơ bố trí, phối cảnh nội thất công trình.

Phần hồ sơ dự toán công trình

Dựa trên cơ sở những bản thiết kế nói trên, những đơn vị thiết kế nhà chuyên nghiệp sẽ có công thức tính toán để lên bản dự toán giá hoàn thành công trình. Từ đó chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính dành cho công trình.

Bảng dự toán này bao gồm:

  • Khái quát chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu, chi phí nhân công, máy móc…) và chi phí gián tiếp(chi phí trắc địa, dựng nhà tạm, chi phí quản lý…)
  • Thuế giá trị gia tăng (nếu cần).

Trên đây là những chia sẻ của Hikari về một bộ hồ sơ đầy đủ về thiết kế nhà chuyên nghiệp. Nếu quý khách hàng, chủ đầu tư đang cần tìm một đơn vị thiết kế nhà chuyên nghiệp thì hãy liên hệ với Hikari.

Bình luận