Ngày nay, nhu cầu xây dựng tầng hầm sử dụng để gara ôtô và bố trí khu vực công năng hoặc giải trí để tránh ồn ào, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh là xu hướng thiết yếu. Tuy nhiên, việc xây dựng tầng hầm khá phức tạp, gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến các công trình lân cận nếu không được xử lý hiệu quả ngay từ ban đầu.
Đối với công trình nằm trên nền đất yếu (nhà phố, xây chen): sử dụng hệ tường là cọc khoan nhồi 300 – 400 vây quanh khu đất xây dựng, khoảng cách giữa các cọc là vài tấc. Trên đầu cọc là vị trí đà giằng liên kết các cọc lại với nhau và phải có hệ giằng chống.
Đối với công trình nằm trên nền đất tốt: Chỉ cần đào đến đâu đặt gạch đến đó.
Đối với công trình có mặt bằng rộng rãi và có vị trí giữa khuôn viên đất mới sử dụng: Thì dùng ván ép định hình trước khi đào đất.
– Chống thấm chủ động:
Đây là giải pháp được thực hiện từ phía nước ngầm, áp dụng cho các công trình đào móng xung quanh và thi công đáy móng trở lên. Đất được đào lên rồi chống thấm theo hướng từ dưới lên, từ ngoài vào.
+ Giải pháp thiết kế:
Với nền: bê tông nền yêu cầu phải đặc chắc, không thấm cần thiết kế lớp bê tông lót mác, lớp sơn chống thấm, lớp giấy cao su 3-5mm, lớp láng vữa xi măng cát chống thấm.
Với tường từ trong ra ngoài: lớp sơn chống thấm, lớp lát trong, lớp trát vữa xi măng cát chống thấm, bê tông tường, lớp đất sét dẻo dầm chặt, đất đắp pha cát.
+ Yêu cầu thi công:
Bê tông tường và nền phải được đầm kỹ, bê tông tường cần đổ theo từng lớp và cuốn dần lên, nhưng không nên cao quá 50cm, không để đá sỏi bị dồn xuống dưới lớp đổ, khiến bê tông bị rỗ.
Lớp trát, lãng vữa xi măng chống thấm tốt và liên tục, không có điểm dừng (nếu có điểm dừng phải xử lý kỹ chỗ giáp lai).
Lớp sơn chống thấm phải đảm bảo đủ độ dày thiết kế, sau khi sơn đã khô sẽ trải lớp cao su lên trên lớp sơn, không được làm rách màng sơn.
Lớp đất sét dẻo yêu cầu phải đủ chặt để ngăn dòng chảy thấm phải được đắp chặt chẽ theo tường.
Lớp đất đắp phải được thi công không làm tổn hại đến lớp đất sét mới đắp.
– Chống thấm bị động:
Đây là giải pháp chống thấm được tiến hành ngược không phải từ phía nguồn nước thấm mà từ phía nước ngầm có thể thấm qua tường bê tông và nền – giải pháp này áp dụng công trường thi công có điều kiện chật hẹp và phải làm tường trước khi đào đất.
+ Giải pháp thiết kế:
Do không thể kiểm soát được độ chặt của bê tông trong lòng đất nên không có khả năng tải nước thấm qua đường bê tông, vì vậy giải pháp này chấp nhận được trường hợp nước có thể thấm qua tường hoặc nền bê tông vào không gian nhà.
Nước ngầm thấm qua tường và nền bê tông được thu vào rãnh, cần dẫn ra hố thu sau đó được bơm lên hệ thống thoát nước công cộng. Nước thấm từ dưới nền bê tông lên được hệ thống sàn rỗng dẫn ra rãnh thu nước sau đó đổ về hố thu. Tường gạch được xây cách đường bê tông trong đất khoảng 15 – 20 cm và dựng trực tiếp trên nền bê tông. Phía trên sàn rỗng khi cần có thể được đổ một lớp bê tông chống thấm dày 6-8cm. Cần đặt băng chắc để chắn nước ngầm theo khe thấm lên tại nơi tiếp giáp nền bê tông với tường bê tông trong đất.
+ Yêu cầu thi công:
Để tăng khả năng chống thấm của bê tông nên đổ bê tông nền có đầm lại. Đặt bằng vật cách nước tại vị trí tiếp giáp nền và tường bê tông sao cho bê tông có thể ngậm vào tường phía trong đất khoảng 10cm. Đổ bê tông nền xong thì tiền hành ép hồ xi măng trước khi làm các phần trên nền.
Cần kiểm tra xem nền có bị thấm nước dòng chảy hay không sau khi tiến hành đổ bê tông xong. Nếu có thì cần tiến hành khoan phụt hồ xi măng nở để đảm bảo nền bê tông không bị thấm hoặc chỉ bị thấm ẩm.
Sàn rỗng nên có độ dốc nền để dẫn nước thấm ra rãnh thu nước. Với lớp bê tông cần thi công có đầm lại để chống thấm trên sàn rỗng.
Trước khi xây thô phải kiểm tra bê tông tường trong đất có bị thấm chảy dòng không. Nếu có thì cần xử lý ngay để đảm bảo tường bê tông chỉ có thấm ẩm, sau đó mới xây tường gạch.
Tại hố thu bố trí máy bơm để bơm nước lên hệ thống thoát nước thấm ứ đọng.