Chiều cao mỗi tầng như nào là hợp lý khi thiết kế biệt thự?

Thiet Ke Biet Thu Dang Cap 7

Chiều cao cho mỗi tầng khi thiết kế biệt thự như thế nào là hợp lí? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây của Kiến trúc HIkari – thiết kế biệt thự tại Hà Nội sẽ mang đến cho bạn những thông tin giải đáp vấn đề này. Cùng theo dõi ngay nhé.

TẠI SAO NÊN TÍNH TOÁN CHIỀU CAO NHÀ MỘT CÁCH HỢP LÝ?

Trước tiên ta hãy tìm hiểu xem vì sao phải tính toán chiều cao nhà một cách hợp lý. Việc tính toán chiều cao tầng nhà rất quan trọng trong việc thiết kế ngôi nhà. Nếu như thiết kế chiều cao tầng nhà lớn quá sẽ làm cho những người ở trong ngôi nhà đó có cảm giác trống trải lạnh lẽo, hơn nữa có tốn kém. Còn nếu như chiều cao phòng quá thấp sẽ khiến mọi người có cảm giác chật chội, bí bách. Vậy nên cần phải tính toán chiều cao tầng nhà hợp lý để vừa có thể tạo ra được cảm giác thoáng đãng, sang trọng vừa tạo được cảm giác gần gũi. Việc tính toán chiều cao tầng nhà bao nhiêu là hợp lý nhất chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tới sự thoải mái của không gian tổng thể cũng như chiều cao để có thể phù hợp được với các chức năng của các phòng khác nhau.

Anh Thuc Te Biet Thu Chu Hien 10

VẬY CHIỀU CAO NHÀ BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ?

Nếu lấy phong cách, lối kiến trúc làm tiêu chí để tính toán chiều cao nhà thì theo các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm của Kiến trúc Hikari đưa ra như sau:

– Đối với kiến trúc Hiện đại: Thường là làm trần thạch cao, lối trang trí cũng không quá cầu kì, sàn tầng 1 thường có chiều cao từ 3.6-3.9m là phổ biến. Từ tầng 2 đến các tầng trên cùng thường là 3.3-3.6m.

– Đối với tân cổ điển: Tầng 1: thường là 3,9. các tầng trên thường là 3,6m, tầng trên cùng có thể là 3,3m.

– Đối với cổ điển Pháp: Tương tự như Tân cổ điển, tuy nhiên tầng 1 nếu làm trần gỗ cầu kì có thể sẽ cao hơn, khoảng tầm 4m.

– Đối với dinh thự, lâu đài: Chiều cao tầng 1 thường sẽ dao động từ 4,2-4,5m, tầng 2 trở lên có thể từ 3,6-3,9m.

Xong bên cạnh đó việc tính toán chiều cao nhà cũng có thể phụ thuộc vào công năng của mỗi phòng. Đây cũng là tiêu chí được nhiều kiến trúc sư quan tâm.

Phòng sinh hoạt chung và phòng khách là nơi tiếp khách, sinh hoạt của cả gia đình nên cần tạo ra một không gian thoáng mát, trang trọng. Vậy nên chiều cao phòng khách phải cao hơn các phòng khác. Chiều cao gợi ý của phòng khách từ 3,6 đến 4m.

Phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp, phòng làm việc nên tạo được cảm giác ấm áp. Chiều cao phòng nên ở mức trung bình khoảng 3m đến 3,3m.

Phòng thờ là không gian tâm linh trang trọng nên không thiết kế thấp hơn các phòng chức năng khác.

Còn phòng tắm, phòng kho là các khu vực không quan trọng lắm nên chỉ thiết kế chiều cao vừa đủ để tiết kiệm không gian và chi phí. Các phòng này chỉ cần cao khoảng 2,4m đến 2,7m.

Anh Thuc Te Biet Thu Chu Hien 4

Ngoài yếu tố về công năng thì chúng ta cần lưu ý đến đặc điểm khí hậu nơi mình đang sống. Ví dụ đối với nước ta thường xuyên phải sử dụng điều hòa nhiệt độ. Vậy nên ta nên thiết kế chiều cao tầng vừa phải để tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên thì chiều cao tầng càng lớn thì chi phí càng cao. Vậy nên bạn cần cân nhắc nhà cao bao nhiêu là hợp lý đối với điều kiện kinh tế gia đình mình. Đối với miền bắc nước ta, mùa hè nóng, mùa đông lạnh, thường xuyên phải sử dụng điều hòa nhiệt độ chiều cao tầng nên ở mức vừa phải để tiết kiệm năng lượng sưởi ấm hay làm mát nhà, lí tưởng nhất là 3-3.6m. Đối với các tỉnh phía nam, quanh năm nắng nóng, lại hay có 2 mùa mưa khô rõ rệt, nhà ở nên làm cao thoáng để mát mẻ và tránh ẩm mốc, tốt nhất nên lựa chọn chiều cao từ 3.6-4.2m.

Trên đây là bài tổng hợp của Kiến trúc Hikari nhằm mang đến cho bạn những giải đáp thắc mắc về vấn đề chiều cao tầng nhà bao nhiêu là hợp lý. Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để tham khảo trước khi xây dựng tổ ấm tương lai của mình. Để được tư vấn cụ thể hơn hoặc nếu bạn đang cần tìm đến dịch vụ thiết kế biệt thự, vui lòng liên hệ trực tiếp với Kiến trúc Hikari ngay nhé.

Bình luận