Làm thế nào để bảo vệ môi trường trong thi công dự án xây dựng?

Lam The Nao De Bao Ve Moi Truong Trong Thi Cong Du An Xay Dung 3

Qua tìm hiểu các nguyên do dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do thi công xây dựng, ta có những biện pháp giúp khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực này như sau:

1. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường xây dựng

Để quản lý tốt các quy trình xây dựng có thể gây ra tác động xấu tới môi trường, cần có hệ thống quản lý môi trường xây dựng cụ thể. Ngoài việc thống kê các công đoạn có khả năng cao gây ô nhiễm môi trường; việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường xây dựng còn bao gồm việc nghiên cứu và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để thay thế các phương án thi công cũ gây tổn hại lớn đến môi trường.

Nhà thầu chính chịu trách nhiệm thi công dự án cần chủ động trong vấn đề này. Là công ty trực tiếp tham gia và chịu trách nhiệm chính trước chủ đầu tư cho các hạng mục của nhà thầu phụ; nhà thầu chính cần có hệ thống quản lý môi trường xây dựng hiệu quả.

Để làm được điều này, nhà thầu chính cần có những quy định cụ thể về công nghệ, chi tiết về mặt kinh phí và lực lượng chuyên trách thực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường. Công tác kiểm soát tác động của hoạt động xây dựng tới môi trường cũng cần được theo sát từ khi bắt đầu khởi công, trong suốt quá trình thi công tới khi nghiệm thu dự án theo định kỳ.

Lam The Nao De Bao Ve Moi Truong Trong Thi Cong Du An Xay Dung 1

2. Quản lý tiếng ồn cho dự án xây dựng

Tiếng ồn là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của mỗi dự án xây dựng. Để có thể quản lý tốt tiếng ồn của mỗi dự án thi công, cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên tiếng ồn để từ đó có biện pháp bảo vệ môi trường, giảm tác động của tiếng ồn hiệu quả.

2.1. Tiếng ồn dự án xây dựng chủ yếu cho đâu?

Tiếng ồn của các dự án xây dựng chủ yếu xuất phát từ những máy móc hoạt động trong các công đoạn thi công cũng như trong quá trình chuyên chở vật liệu, tập kết vật liệu và vận chuyển vật liệu tại công trình. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất gây ra những tiếng ồn khó chịu là từ các thiết bị xây dựng, máy móc thi công cũ, hỏng hóc, không được bảo dưỡng thường xuyên. Ngoài ra, tiếng ồn do va chạm, ma sát của thiết bị, máy móc hoạt động cũng là nguyên nhân khó tránh khỏi gây nên tiếng ồn cho các dự án xây dựng.

2.2. Các biện pháp quản lý tiếng ồn cho dự án xây dựng

Từ những nguyên nhân kể trên, ta có những biện pháp sau để giảm thiểu tiếng ồn cho các dự án xây dựng:

+ Cần kiểm tra và có biện pháp bảo trì bảo dưỡng định kỳ cho các máy móc, thiết bị thi công để hạn chế tiếng ồn do máy móc, thiết bị cũ hỏng gây ra. Cách ly nguồn ồn với các khu dân cư bằng cách tăng cường các lớp che xung quanh công trình, hoặc trồng cây xanh quanh khu vực có nguồn gây ồn.

+ Đào tạo kỹ thuật viên, nhiên viên, công nhân công trình nâng cao ý thức trong quá trình thi công để hạn chế các thao tác gây tiếng ồn lớn.

+ Nghiên cứu các biện pháp thi công ít gây ồn hơn để thay thế các phương pháp cũ.

+ Kiểm tra mức độ ồn, rung trong quá trình xây dựng & đặt ra lịch thi công phù hợp với lịch sinh hoạt của cư dân xung quanh để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động của tiếng ồn gây ra.

+ Luôn đảm bảo mức ồn ở mức cho phép theo TCVN 5949-1998.

lam-the-nao-de-bao-ve-moi-truong-trong-thi-cong-du-an-xay-dung

3. Quản lý ô nhiễm vật liệu xây dựng

Ngoài tác động đến môi trường âm thanh từ hoạt động của máy móc, thiết bị tại công trình; quá trình xây dựng, thi công các dự án còn gây ảnh hưởng tới môi trường không khí và môi trường nước. Những ảnh hưởng tới môi trường này đều do vật liệu xây dựng gây nên: ô nhiễm khói bụi từ cát xây dựng; ô nhiễm nước từ nước thải khi thi công và vệ sinh các máy móc thi công; ô nhiễm khí thải do khói bụi từ các thiết bị cũ hỏng…

Từ đó, ta có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường như sau:

3.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí & khí thải

+ Che chắn những khu vực phát sinh bụi trong quá trình thi công.

+ Thường xuyên rửa xe trước khi ra khỏi công trình và dùng xe chuyên dụng tưới nước rửa đường giao thông vào mùa khô.

+ Lập hàng rào cách ly khu vực nguy hiểm, nơi chứa hóa chất hoặc vật liệu dễ cháy nổ.

+ Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, cần che chắn, phủ kín để ngăn bụi.

+ Không sử dụng các loại thiết bị, xe cộ quá cũ kỹ để thi công xây dựng.

+ Không sử dụng nhiều máy móc, thiết bị thi công có khả năng gây phát sinh bụi bẩn lớn trên công trường.

Lam The Nao De Bao Ve Moi Truong Trong Thi Cong Du An Xay Dung 4

3.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước

+ Không xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp xuống hệ thống thoát nước hoặc ao hồ xung quanh khu vực công trình xây dựng.

+ Các công trình xây dựng cần bố trí các biện pháp xử lý nước thải tạm thời, hệ thống thoát nước có lắng cặn để giữ lại các chất thải trong quá trình xây dựng như rác, vật liệu xây dựng dư thừa trước khi cho chảy ra bên ngoài.

+ Sau quá trình thi công, cần tập kết và chuyên chở vật liệu xây dựng dư thừa và chất thải sau xử lý ra nơi quy định để không gây ô nhiễm.

+ Nhà thầu cũng cần xây dựng các quy định thu gom và bố trí bãi rác trung chuyển tạm thời để tránh công nhân phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

 

 

 

 

Bình luận