Một vài cân nhắc chú ý nhỏ khi xây dựng nhà biệt thự giúp CĐT có cái nhìn toàn diện hơn, tiết kiệm chi phí đầu tư hoặc phí phát sinh cho ngôi nhà.
1. Cần thiết kế sao cho có thể mở rộng diện tích hoặc xây thêm tầng khi có điều kiện hoặc khi phát sinh thêm nhu cầu, tính toán sao cho sau này xây dựng thêm ít bị ảnh hưởng đến phần đã thực hiện nhất.
2. Phần móng hết sức quan trọng, cần tính toán tỉ mỉ và xác định nhu cầu mở rộng trong tương lai để tính toán bỏ móng hợp lý tránh tốn tiền sửa lại nếu muốn xây thêm. Tiền móng thường chiếm 3/10 tiền nhà.
3. Ánh sáng có thể làm căn phòng rộng hơn đồng thời tiết kiệm được tiền điện chiếu sáng, tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời cho các phòng ngủ, phòng bếp. Cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh có thể kém sáng, kém thoáng hơn chút nếu đất vướng nhiều mặt.
4. Các phòng ngủ nên gắn quạt hút gió ở trên cao, nơi đầu giường có thể để một khe hở cao 10 phân dài bằng bề ngang của giường có bọc lưới chống côn trùng xâm nhập. Tối đến, đóng cửa kín rồi bật quạt hút, gió sẽ ùa vào theo khe hở giúp bạn cảm thấy mát mẻ, khỏe người vì hít thở được khí tự nhiên, giúp tiết kiệm được chi phí so với gắn máy lạnh.
5. Để vừa tiết kiệm vật liệu xây dựng, vừa đảm bảo thông thoáng, chiều cao tầng nhà nên làm trong khoảng từ 3.3 đến 4.5m.
6. Kích thước phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp nên trong khoảng 12- 15m2 (hay 3.3m x 3.6 – 4.5m dài, chiều hẹp nhất của phòng cũng nên để 3.3m để dễ kê đồ).
7. Cửa sổ, cửa đi nên có kích thước hợp lý, to quá thì tốn tiền, khó kê đồ đạc, nhà dễ bị mưa hắt, năng rọi…Nên cân nhắc:
– Cửa sổ nên làm 2 cánh rộng tổng 90cm – 1.2m, cao 1.2 -1.5m
– Cửa ra vào chính chỉ nên làm 2 cánh rộng 1.2 -1.5m, cửa vào các phòng chỉ cần rộng 70cm- 90cm.
– Vật liệu làm cửa nên chọn các loại bằng gỗ công nghiệp, nhôm – kính hoặc nhựa để giảm chi phí, nhẹ, không cong vênh, dễ bảo quản.
– Nếu có vật liệu mua các loại cửa công nghiệp làm sẵn thì nên cân nhắc vì giá thành hạ hơn, mẫu mã các chủng loại nguyên vật liệu cũng phong phú để lựa chọn.
8. Gạch xây sử dụng: nên sử dụng gạch nung để bảo vệ môi trường như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ hoặc các vật liệu phổ biến tại địa phương như đá vôi, đá ong…
9. Gạch lát sân và lối đi nên để đất tối đa nhằm mục đích hút nước mưa, nhiệt mùa nắng, lối đi lát gạch tự chèn hoặc các vật liệu cho phép nước mưa thấm qua, nền nhà có thể cân nhắc lát loại gạch không nung. Bậc thang có thể đặt loại granito nhà máy hoặc ho thợ thi công tại chỗ kiểu mẫu và màu sắc có thể theo ý thích.
10. Mái nhà ngoài việc đổ mái bằng nên cân nhắc mái dốc lợp ngói để đỡ nóng, dễ thoát nước mưa. Nên sử dụng mái ngói lợp không nung hoặc các vật liệu lợp mới. Nên làm máng thu nước mưa vào bể để tận dụng nguồn nước sạch này đồng thời tránh nước mưa nhỏ ngấm trực tiếp xuống móng nhà hoặc nhỏ sang hàng xóm với những gia chủ tận dụng triệt đất.
11. Đường dây điện nên đi ống gen, không nên đi ngầm trong tường khó sửa chữa sau này. Bóng đèn chiếu sáng và đen gia dụng nên sử dụng loại tiết kiệm điện năng.
12. Đồ nội thất là khoản chi khó kiểm soát, nên thuê thiết kế để hài hòa bố cục tối đa cho không gian sống hoặc nếu không thì phải lên kế hoạch mua đồ cho hài hòa, đồng bộ. Nên mua các đồ nội thất bằng vật liệu nhân tạo hoặc sản phẩm công nghiệp để giảm sử dụng gỗ tự nhiên góp phần bảo vệ môi trường.
13. Một nguyên tắc cơ bản trong lựa chọn vật liệu, cấu kiện trong nhà là phải hài hòa, đồng bộ với nhau. hài hòa nghĩa là mọi bộ phận phải có cùng phẩm chất không quá lệch như nhà chất lượng trung bình nhưng cửa và gạch lát sử dụng quá đắt tiền hoặc dồn phần lớn tiền trang trí bên ngoài mà để bên trong sơ sài….
Hikari có kinh nghiệm lâu năm trong thiết kế luôn muốn lắng nghe ý kiến khách hàng để có những tư vấn hợp lý nhất kiến tạo nên những công trình kiến trúc mang đậm cá tính riêng bạn và tạo ra môi trường sống lý tưởng nhất cho bạn và gia đình với mức đầu tư được tính toán hợp lý hóa ở mọi khâu từ những bước nhỏ.