Gầm cầu thang được coi là góc chết của ngôi nhà. Thay vì bỏ trống hoặc làm thành kho đựng đồ, nhiều gia chủ lại muốn trang trí bằng bể cá/ hòn non bộ. Thế nhưng, xét về mặt phong thủy, đặt bể cá gầm cầu thang liệu có tốt? Cùng HIKARI tìm hiểu nhé.
Phòng khách là nơi thích hợp nhất để đặt bể cá trong nhà. Nó vừa hợp phong thủy, vừa giúp trang trí ngôi nhà thêm phần sinh động và ấn tượng.
Bể cá có thể đặt dưới giếng trời nếu như ánh nắng chiếu vào không quá gắt. Ánh nắng nhẹ chiếu xuống bể tạo ra hiệu ứng lung linh rất đẹp.
Bể cá/ hồ cá có thể đặt ở sân vườn trước hay sau nhà đều được. Ở đây có ánh nắng tự nhiên, rất tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cá.
Bể cá trên sân thượng là ý tưởng thiết kế được nhiều gia chủ yêu thích. Tận dụng không gian sân thượng, gia chủ sẽ có một không gian nghỉ ngơi cho cả gia đình.
Bể cá thuộc tính Thủy (nước) còn bếp mang tính Hỏa (lửa). Thủy và Hỏa tương khắc nhau nên không thể đặt bể cá gần bếp hay đối diện bếp đun.
– Đặt bể cá gần bếp: ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ trong gia đình.
– Đặt bể cá đối diện bếp đun: không tốt cho người nấu và ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Nhà vệ sinh là nơi tối tăm, ẩm thấp, dễ sinh tà khí và mầm bệnh. Bể cá là đại diện của tài lộc, hưng thịnh và may mắn. Vì vậy, đặt bể cá ở cạnh nhà vệ sinh sẽ gây ra lỗi phong thủy, lấy đi sự may mắn của nhà gia chủ.
– Trước tượng thần: Gia chủ tuyệt đối không được đặt bể cá dưới tượng thần, đặc biệt là dưới tượng ông Thần Tài và 3 ông Phúc, Lộc, Thọ. Theo phong thủy, cách đặt bể cá này mang ý nghĩa “chính thần hạ thủy”, khiến gia chủ tán gia bại sản.
– Dưới bàn thờ: Khi đặt bể cá dưới bàn thờ, khói hương và bụi từ đó rơi xuống bể sẽ làm cá chết và gây mất vệ sinh. Việc cá chết thường xuyên là điều rất không hay.
Đặt bể cá trong phòng ngủ sẽ dẫn đến hiện tượng “âm thịnh dương suy”. Hơn nữa, thiết bị tạo bọt trong bể cá hoạt động không ngừng sẽ ảnh hưởng tới nhịp sinh học của bạn.
Cửa ra vào là vị trí đón luồng sinh khí vào nhà. Nếu đặt bể cá ngay tại vị trí này thì sẽ ngăn cản luồng khí ấy, đồng thời gây cản trở việc đi lại trong nhà.
Trong phong thủy, không có “quy định” nào về việc không được đặt bể cá gầm cầu thang. Bởi, xét đến từng trường hợp, mỗi ngôi nhà lại có bố cục khác nhau.
Về tính chất chung, gầm cầu thang là góc chết, là nơi tối tăm, nhiều bụi bẩn và tích tụ âm khí lâu ngày. Nếu không được xử lý tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến các thành viên trong gia đình.
Trong khi đó, bể cá thuộc hành Thủy, tương sinh hỗ trợ tốt cho mệnh Mộc của gầm cầu thang. Việc đặt bể cá gầm cầu thang là tốt nhưng gia chủ cần phải xử lý kĩ khu vực này.
Bể cá vốn có tính ẩm, đặt dưới gầm cầu thang lại càng thêm ẩm. Vì vậy, nếu cầu thang thuộc loại thoáng (dưới giếng trời), dạng xương cá hoặc cầu thang ngoài trời với đủ diện tích rộng, đủ ánh sáng thì hoàn toàn có thể làm hồ cá hay bể cá gầm cầu thang.
Tóm lại, khi đặt bể cá gầm cầu thang, bạn cần xem xét vị trí cụ thể, kiểu cầu thang để bố trí sao cho hợp phong thủy và tiện lợi sinh hoạt nhất.
Khi đặt bể cá gầm cầu thang, gia chủ cần lưu ý những điều sau:
– Khu vực gầm cầu thang đủ rộng, đủ ánh sáng và độ thông thoáng -> thuận tiện trong việc dọn dẹp, vệ sinh.
– Lắp đặt hệ thống lọc nước làm sạch bể, đảm bảo chống thấm tốt và thuận tiện trong việc vệ sinh, dọn dẹp trong bể.
– Thường xuyên vệ sinh bể, đảm bảo môi trường sống cho cá. Tránh trường hợp cá chết liên tục mang điềm xấu, vận xui đến cho gia đình.
– Bể cá/ hồ cá kết hợp cùng tiểu cảnh thì cần lựa chọn các loại cây nhỏ, ưa bóng, phù hợp với môi trường sống trong nhà.
– Đáp ứng sinh hoạt tiện lợi.
– An toàn cho người già, trẻ nhỏ trong nhà.
Tóm lại là, bạn hoàn toàn có thể đặt bể cá gầm cầu thang nhưng với điều kiện quy cách thiết kế và kiểu dáng cầu thang phù hợp. Liên hệ vào số hotline 0977 982 166 để được HIKARI tư vấn nhé.