Xử lý sàn bê tông bị nứt như thế nào là thắc mắc của nhiều gia chủ. Đây không phải là tình trạng hiếm gặp ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công trình. Tham khảo bài viết dưới đây trên trang web của Kiến trúc Hikari để tìm ra phương án tốt nhất.
Thực tế thi công các công trình xây dựng có nhiều trường hợp, chỉ mới đổ bê tông xong phần thô và chưa đi vào hoàn thiện đã thấy xuất hiện các vết nứt, khe hở tại bê tông. Tình trạng này khiến gia chủ lo lắng liệu có ảnh hưởng tới chất lượng công trình hay không?
Điều này đáng lo ngại hơn khi xây thô ngôi nhà, khâu quan trọng nhất chính là khâu đổ bê tông, cốt thép, đảm bảo kết cấu móng vững chắc nhất. Do vậy, để có công trình bền vững ngoài khâu thi công đảm bảo đúng kỹ thuật, vật liệu đúng tiêu chuẩn, còn cần biết cách bảo dưỡng bê tông sau đổ.
Theo nghiên cứu và đánh giá thì nguyên nhân khiến sàn bê tông mới đổ bị nứt là do đổ bê tông khi thời tiết ngoài trời đang nắng gắt. Khi ấy vữa bê tông sẽ hút hết nước trong khi thời gian ninh kết chưa đủ. Do vậy sàn bê tông sẽ xuất hiện các vết nứt, vết rỗ.
Thực tế sau khi đổ bê tông càng giữ được độ ẩm càng tốt. Trong môi trường quá khô, nước bê tông sẽ bốc hơi nhanh hơn và không còn đủ lượng nước để diễn ra quá trình thủy hóa gây ra nứt nẻ. Hiện tượng sàn bê tông mới đổ bị nứt nếu như không được xử lý kịp thời sẽ gây ra hiện tượng thấm dột sau này.
Việc xử lý các vết nứt trên sàn bê tông là rất quan trọng. Quá trình này cần được tiến hành tỉ mỉ và chi tiết nếu không các vết nứt lan rộng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của công trình. Việc đầu tiên là bạn sẽ phải phân loại vết nứt. Các vết nứt do nội sinh hoặc kết cấu sẽ cần phải xử lý kỹ hơn.
+ Bước 1: Kiểm tra và gia cố lại kết cấu của sàn, đặc biệt chú ý các vị trí vết nứt. Nếu như bạn không thực hiện bước này. Quá trình trám lại các vết nứt bề mặt sẽ không bền vững. Chúng có thể tự bong ra sau một thời gian ngắn.
+ Bước 2: Bịt khe hở, trám và xử lý vết nứt để không khí và nước không ngấm vào trong, gây ảnh hưởng tới kết cấu bê tông. Bạn có thể sử dụng các vật liệu chống thấm như sika, intoc.
+ Bước 3: Vệ sinh lại bề mặt sàn sau quá trình gia cố và xử lý.
Việc xử lý cần được tiến hành ngay khi phát hiện ra hiện tượng. Gia chủ nên tìm đến các đơn vị xử lý chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật tốt nhất. Nếu sàn không đảm bảo, việc ốp lát các vật liệu sau này như sàn nhựa giả gỗ lên trên sẽ không được tốt
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra hiện tượng sàn bê tông mới bị nứt là do thiếu độ ẩm, các phương pháp phòng tránh cần thực hiện bao gồm.
1. Để nguyên cốp pha sau khi đổ bê tông và không thực hiện việc tháo dỡ
Giữ cốp pha sẽ giúp giữ hơi ẩm cho phần bê tông mới đổ. Nên kết hợp phun nước hàng ngày vào cốp pha để tăng cường lượng hơi ẩm. Nếu điều kiện thời tiết nóng cần thực hiện phun nước, bảo dưỡng liên tục trong vòng 1 tuần đầu.
2. Phun nước lên sàn bê tông sau khi đổ thường xuyên hoặc ngâm nước sàn mái:
Đây là phương pháp cực kỳ hiệu quả giúp tránh tình trạng rạn nứt trên sàn bê tông. Lưu ý khi phun nước nên phun đều với tia nước nhỏ và không bỏ sót bất cứ diện tích nào. Có thể be 1 hàng gạch để phun nước lên ngâm nước cho sàn mái. Lưu ý là nếu như trời nắng thì cần phải thực hiện thường xuyên hơn.
3. Thực hiện phủ bạt lên bê tông
Phủ bạt giảm lượng ánh nắng trực tiếp chiếu lên bề mặt bê tông, hạn chế tới mức tối đa việc xảy ra tình trạng nứt.
Trên đây là phương án xử lý sàn bê tông bị nứt. Hy vọng Kiến trúc Hikari đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn có một công trình bền vững.