Tiêu chuẩn thiết kế ban công đẹp và an toàn

Ban công là một kiến trúc trong ngôi nhà hay tòa nhà là một không gian theo chiều ngang được nhô ra và nối liều với một bức tường trước một cánh cửa và thường có gắn lan can an toàn.

Ban công là một kiến trúc trong ngôi nhà hay tòa nhà là một không gian theo chiều ngang được nhô ra và nối liều với một bức tường trước một cánh cửa và thường có gắn lan can an toàn. Ban công thông thường được xây từ tầng hai trở lên. Nó là phần nhô ra ngoài tầng gác, có lan can và có cửa thông vào phòng.

Làm nhà là một việc hệ trọng trong đời, vì vậy khi thực hiện làm nhà, CĐT cần tham khảo kỹ các thông tin để có thể thực hiện được ngôi nhà mong muốn của mình.

10 Bà Mai Viet Tri Min

Hình thức chung của ngôi nhà là yếu tố quyết định đến hình thức của ban công. Với những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách châu Âu cổ thì ban công thường được điểm thêm những hoạ tiết trang trí với những gờ, phào, chỉ cầu kỳ. Lan can có thể bằng thép uốn tạo độ cong và sử dụng hoa sắt với nhiều chi tiết tỉ mỉ làm hoạ tiết trang trí.

Th Ban Cong Hoa Nhung Ngoi Nha Voi Ban Cong Ruc Ro Sac Huong Nho Tham Hoa Tuyet Dep B42044452b

Với những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc hiện đại, ban công được thiết kế đơn giản hơn với những cách phối màu thích hợp để tạo điểm nhấn cho ngoại thất công trình. Hình thức lan can có thể xây gạch đặc hoặc là những chấn song bằng thép hoặc inox. Ngoài ra có thể sử dụng những vật liệu mới như kính hoặc gỗ cũng là một cách trang trí tạo nên một phong cách độc đáo cho ngôi nhà thêm sang trọng. Hoạ tiết cho ban công thường được gia chủ đặt thiết kế đồng bộ với các hoạ tiết của cửa sổ, cầu thang.

Thông số tiêu chuẩn tham khảo về độ cao lan can là từ 1,1 m trở lên; khoảng cách giữa các thanh gióng của lan can cũng không được quá 10 cm. Với những gia đình có con nhỏ, không nên sử dụng lan can là những chấn song nằm ngang, trẻ có thể leo trèo rất nguy hiểm.

 Vai trò của ban công đối với ngôi nhà

Ban công là nhịp cầu giúp con người liên hệ với ngoại cảnh, với thiên nhiên khi sống ở các tầng phía trên. Ban công góp phần tạo nên cảm xúc thẩm mỹ cho mặt đứng ngôi nhà.
Xét về phong thủy, nếu coi không gian ở trong nhà, nơi các hoạt động sống và sinh hoạt diễn ra chủ yếu, chiếm đến 90% ngôi nhà là phần chính mang yếu tố dương thì ban công có thể coi là không gian phụ mang yếu tố tĩnh giúp cân bằng âm dương trong ngôi nhà.

9 O Phong Phú Thọ Min

Ban công chiếm phần diện tích không lớn nhưng chiếm vai trò thiết yếu giúp tạo nét độc đáo riêng trong kiến trúc, làm bớt vẻ khô khan, tạo sự lãng mạn cho ngôi nhà.

Vì thế, đối với các gia đình, ngoài việc chú ý đến trang hoàng các không gian như phòng khách, bếp, phòng ngủ thì cũng cần quan tâm đến không gian ban công. Ví dụ, nên để ban công có không gian mở, nên trồng hoa, cây cảnh để tạo sự tươi mới, lãng mạn cho chính căn nhà mình.

Sưu tầm

Có thể bạn quan tâm: Thiết kế biệt thự

Bình luận