Trong thiết kế kiến trúc nói chung, có rất nhiều tiêu chuẩn và yêu cầu mà các kiến trúc sư cần tuân theo. Thiết kế kiến trúc cho loại hình nhà ở là loại hình kiến trúc gắn liền với người sử dụng. Công ty thiết kế kiến trúc, xây dựng nhà dân dụng, kiến trúc sư cần đi theo những tiêu chuẩn của thiết kế nhà ở, với không gian chung và không gian riêng của từng thành viên.
Không gian chung được hiểu là những khu vực phục vụ cho nhiều người. Bao gồm sảnh, phòng khách, phòng ăn, phòng bếp, khu sinh hoạt chung, …
Sảnh nhà là nơi khách sẽ dừng lại đầu tiên, trước khi bước vào nhà trong. Chức năng chính của sảnh nhà là đón khách. Đối với thiết kế sảnh, cần đảm bảo rằng Không gian này sang trọng và sạch sẽ. Sảnh cũng giúp cho khu vực bên trong nhà được kín đáo và ngăn nắp hơn.
Ngoài chức năng đón khách, sảnh nhà còn có thể tận dụng để để các đồ dùng hàng ngày như: giày dép, mũ, nón, áo khác, áo mưa… Vì vậy, thiết kế sảnh sao cho vừa khoa học, vừa đẹp mắt là điều rất quan trọng. Thông thường, sảnh trong thiết kế kiến trúc nhà biệt thự có diện tích từ 6 đến 10m2.
Với thiết kế kiến trúc nhà ở, phòng khách là nơi đón tiếp khách và cũng là nơi để gia đình ngồi bên nhau trò chuyện, chia sẻ. Vì vậy, thiết kế kiến trúc cho phòng khách cần đảm bảo yếu tố sang trọng, rộng rãi, lịch sự. Đồ nội thất cho phòng khách cần tinh tế, đẹp mắt và gọn gàng. Tránh tình trạng trưng bày quá nhiều đồ đạc trong phòng, gây cảm giác chật chội và lộn xộn.
Những căn phòng khách lý tưởng thường có view quay ra vườn, hoặc nơi có phong cảnh tự nhiên. Không gian trước phòng khách nên thoáng đãng và rộng mở. Đồ trưng bày và trang trí nội thất phòng khách nên sang trọng, có tính thẩm mỹ cao.
Thông thường, diện tích phòng khách từ 20 đến 25m2 với những căn nhà diện tích nhỏ, phòng khách từ 25 đến 30m2 cho nhà diện tích trung bình, từ 30 đến 40m2 cho nhà biệt thự lớn, từ 40m2 trở lên với loại hình dinh thự.
Phòng bếp luôn được xem là trái tim của ngôi nhà trong thiết kế kiến trúc nhà dân dụng. Trong thiết kế kiến trúc, các KTS đặc biệt xem trọng yếu tố công năng sử dụng, đảm bảo cho hoạt động nấu nướng được thuận tiện và dễ dàng nhất.
Những tiêu chuẩn cơ bản trong thiết kế kiến trúc cho căn bếp như: bếp gas, chậu rửa và tủ lạnh không vượt quá 5m. Căn bếp nên được trang bị các đồ dùng, các khu vực như bàn sơ chế và gia công thực phẩm, bàn soạn đồ ăn, một bàn ăn nhanh đa năng cho 2 đến 4 người, một tủ đựng chén đĩa riêng, một tủ chứa đồ dụng nhà bếp riêng, máy hút mùi…
Thiết kế bếp thường là bếp hình chữ U, chữ L, dạng thẳng, dạng song song. Tuỳ thuộc vào diện tích nhà để lựa chọn thiết kế bếp. Bạn không nên bố trí cậu rửa và bếp nấu quá gần nhau, sẽ ảnh hưởng không tốt về mặt phong thuỷ.
Cách bố trí không gian căn bếp cũng cần khoa học, hợp lý. Đảm bảo thiết kế có thể giúp giảm tối đa thời gian di chuyển của người nấu bếp. Ngoài ra, nếu có thể, hãy thiết kế cửa sổ cho căn bếp để đảm bảo sự thoáng khí và đưa ánh sáng tự nhiên vào trong nhà.
Phòng ăn là nơi mà cả gia đình được quây quần, tụ họp sau một ngày dài làm việc. Vì vậy thiết kế kiến trúc cho phòng ăn cần đảm bảo được sự ấm áp, thuận tiện. Bàn ăn phù hợp với số lượng thành viên trong gia đình. Các đồ trang trí cho phòng ăn nên nhẹ nhàng, tươi sáng để mang đến bầu không khí vui vẻ, tươi tắn.
Phòng ăn trong thiết kế kiến trúc nhà ở nên đặt ở những nơi thoáng đãng và sáng sủa. Nếu không đủ ánh sáng, cần lắp thêm đèn điện ánh sáng trắng để giúp không gian ăn uống được tiện nghi, dễ chịu. Ghế ăn nên chọn những thiết kế nội thất tạo sự thoải mái cho người ngồi trong suốt bữa ăn.
Rất nhiều gia chủ đặt mối quan tâm cho thiết kế kiến trúc của phòng sinh hoạt chung trong nhà mình. Ngoài phòng khách thì phòng sinh hoạt chung là nơi để cả gia đình dành thời gian bên nhau, chia sẻ, trò chuyện và thấu hiểu nhau.
Vì vậy, phòng sinh hoạt chung không cần quá lớn hay sang trọng, nhưng phải đảm bảo yếu tố thân thuộc, gần gũi. Tránh thiết kế phòng quá rộng, tạo sự xa cách. Nên đặt ở Không gian này nhiều cây xanh để tạo sự thư giãn và thoải mái cho gia đình.
Khu vệ sinh chung nên được đặt cạnh phòng khách, phòng ăn, phòng sinh hoạt chung. Đối với khu vệ sinh chung, không cần diện tích quá rộng, vì mỗi phòng đã có nhà vệ sinh riêng. Quan trọng là cần đặt khu vệ sinh ở những nơi thuận tiện, dễ sử dụng. Diện tích khoảng từ 3 đến 5m2.
Ở trong các thiết kế kiến trúc cho những căn nhà biệt thự, còn có những khu xông hơi, xông khô, bồn sục… Những khu vực này nên được đặt ở trên tầng trên cùng hoặc ở ngoài sân vườn.
Thiết kế kiến trúc không gian riêng là nói đến thiết kế phòng ngủ của căn nhà. Đối với những không gian riêng tư, có rất nhiều nguyên tắc và những điều cần lưu ý.
Trong căn nhà, nói đến phòng ngủ master là nói đến phòng ngủ lớn nhất, phòng dành cho chủ nhà hay vợ chồng. Phòng ngủ cho vợ chồng đòi hỏi không gian diện tích lớn, sự tiện nghi và những tiện ích hơn hẳn các căn phòng ngủ còn lại.
Tiêu chuẩn của phòng ngủ master trong thiết kế kiến trúc nhà ở đó là cần phải có đầy đủ sảnh đệm, tủ đồ, phòng thay đồ, phòng vệ sinh…. Giường ngủ thường hướng về phía cửa sổ, có cảnh đẹp.
Sảnh đệm có chức năng chính là làm tăng sự kín đáo riêng tư cho không gian bên trong. Ở khu vực này, gia chủ cũng có thể đặt những món đồ trang trí để căn phòng thêm sang trọng.
Phòng thay đồ cần được trang bị hệ tủ lớn để cất giữ quần áo, mũ nón, giày dép, túi xách, chăn ga, gối …Vì vậy diện tích cho phòng thay đồ thường từ 8 đến 15m2.
Phòng vệ sinh trong thiết kế kiến trúc phòng ngủ bao gồm đầy đủ các trang thiết bị và vật dụng như hệ tủ lavabo, bàn trang điểm, phòng tắm đứng, bồn tắm nằm, bồn vệ sinh riêng, kệ trang trí….
Giường trong phòng ngủ master là hệ giường lớn, theo kích thước (1,8 x 2m; 2 x 2m). Trong khu vực này được trang bị các đồ nội thất như hệ tủ tivi, sofa nghỉ, tủ kệ bày, hệ bàn ghế viết, cửa sổ rộng, ban công…
Phòng ngủ nhỏ thường dành cho một người, như ông, bà, con cái, phòng ngủ cho khách. Vì vậy diện tích cho phòng ngủ này không cần quá rộng lớn. Tuy nhiên cần đảm bảo những tiện nghi và đồ dùng tối thiểu như: giường ngủ đơn hoặc giường đôi, hệ tủ quần áp, hệ bàn viết, tủ tivi, khu vệ sinh riêng…Diện tích cho phòng ngủ nhỏ từ 14 đến 18m2.