Móng nhà là bộ phận kết cấu bên dưới của công trình. Chịu tải trọng của toàn bộ nhà ở và truyền tải trọng từ trên xuống dưới. Móng có chắc thì nhà mới bền vững và kiên cố. Dưới đây là những kinh nghiệm để bạn lưu ý khi làm móng nhà thực tế chia sẻ từ các KTS Hikari. Gia chủ và nhà thầu xây dựng tham khảo để linh hoạt áp dụng cho phù hợp.
Điều đầu tiên lưu ý khi làm móng nhà đó là chọn loại móng. Loại móng nhà sẽ liên quan chặt chẽ đến sự kiên cố của công trình. Việc chọn móng và độ sâu của móng được quyết định sau khi khảo sát địa chất nền nhà. Hiện nay có các loại móng cơ bản sau: móng đơn, móng băng, móng cọc, móng bè.
Móng đơn: móng có chi phí thi công rẻ. Dùng để nâng đỡ một cột hoặc cụm cột đứng sát nhau, tăng khả năng chịu lực. Móng đơn thường thi công cho chân cột nhà, cột điện hoặc mổ trụ cầu.
Móng băng: Đây là kiểu móng thường dùng cho các công trình dân dụng với giá thành vừa phải, độ lún đồng đều. Móng băng là một dải dài, liên kết với nhau. Chạy theo chân thường hoặc có sự giao cắt.
Móng bè: là loại móng nông, có sức kháng yếu. Thường thì ở dưới nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước sẽ dùng loại móng này. Kiểu móng này sẽ có tác dụng phân bổ đồng đều tải trọng lên mặt nền đất, giảm sức nặng. Tránh hiện tượng sụt lún không đồng đều.
Móng cọc: là loại móng chắc chắn nhất. Loại móng này yêu cầu kỹ thuật cao, thời gian thi công lâu.
Để chọn được loại móng nhà phù hợp trước khi đào, cần tiến hành khảo sát địa chất, địa hình. Xem xét đất nền thuộc loại đất nào, khả năng chịu lực, mức độ sụt lún…
Chọn độ sâu của móng
Độ sâu của móng nhà sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: địa hình, yếu tố thủy văn, khả năng thi công móng… Khi chọn độ sâu hợp lý, sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí thi công xây dựng.
Ảnh hưởng của địa hình:
Nếu làm nhà ở sườn dốc, đáy móng phải nằm ngang. Khi chuyển từ phần này sang phần khác, đơn vị thi công có thể giật cấp móng để tối ưu chi phí.
Ảnh hưởng từ yếu tố thủy văn:
Nếu đặt móng nhà ở nơi có vùng nước ngâm lên xuống thì móng nhà dễ bị ăn mòn, biến dạng. Nếu phần đất nền là đất yếu (cát mịn, cát nhỏ). Dòng nước ngầm chảy với vận tốc lớn sẽ làm móng nhà có độ lún lớn. Khi có trường hợp này thì gia chủ có 2 phương án đặt móng: đặt trên hẳn mực nước ngầm hoặc dưới hẳn mực nước ngầm.
Đặc điểm cấu tạo và tải trọng công trình:
Trường hợp nhà có tầng hầm: đáy móng phải cách sàn hầm ít nhất 0,5m. Mặt trên của móng phải nằm dưới sàn của tầng hầm.
Tải trọng công trình càng lớn thì móng càng cần chôn sâu để giảm diện tích đáy móng, hạn chế sụt lún, lệch.
Trường hợp công trình phải chịu tải trọng ngang và momen uốn lớn, thi công móng phải được chôn đủ lớn để chống tình trạng lật, trượt.
Tốt nhất, chiều sâu chôn móng và lớp đất chịu lực phải tối thiểu là 0,3m.
Làm nhà trên nền đất yếu, việc đào móng sẽ càng quan trọng hơn. Móng phải gia cố chắc chắn, đảm bảo cho công trình nhà ở không bị sụt lún, nghiêng lệch về sau.
Các nền đất yếu như đất ruộng, đất ven sông, đất cát pha, đất sét, đất cát mịn, đất đỏ bazan, đất ngập nước… Nếu thuê công ty thiết kế, thi công nhà ở trọn gói, Kiến trúc sư sẽ phải có trách nhiệm khảo sát đất nền. Tư vấn lựa chọn phương án thi công móng phù hợp. Kinh nghiệm làm móng và xây nhà trên nền đất ruộng bạn có thể xem ở đây.
Kinh nghiệm làm móng nhà có nền yếu của các KTS Hikari cho thấy gia chủ cần gia cố lại đất nền. Thay đổi kết cấu xây dựng hoặc thay đổi móng nhà cho phù hợp. Có thể dùng ép cọc, cừ tràm…
Chọn vật liệu đổ móng nhà
Đừng tham chọn vật liệu rẻ mà làm ảnh hưởng đến độ bền của cả công trình. Gia chủ nên lựa chọn phù hợp với móng nhà. Làm móng nhà cấp 4, 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng sẽ có sự khác nhau.
Các vật liệu đổ móng cần thiết: cát, xi măng, đá, nước, thép, cốt pha. Với công trình nhà cấp 4, gia chủ có thể tự trộn bê tông truyền thống để đổ móng.
Bên cạnh đó, vật liệu khác đang được sử dụng phổ biến hiện nay là bê tông tươi – bê tông trộn sẵn trong các trạm trộn, được xe bồn vận chuyển để đổ trực tiếp. Bê tông tươi được tính toán tỉ lệ trộn thích hợp, chắc chắn. Gia chủ nên xem xét lựa chọn để đảm bảo tối ưu cho công trình nhà ở. Kiến trúc Hikari đã có bài viết phân tích ưu nhược điểm của bê tông tươi và bê tông trộn tay. Bạn có thể tìm xem lại tại đây: Nên đổ bê tông tươi hay bê tông trộn tay?
Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ
Điều này nhiều người thường chủ quan và cho rằng không đáng là một lưu ý khi làm móng nhà. Thế nhưng trước khi thi công móng, cần phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ hố móng. Đảm bảo bê tông chắc chắn, đạt yêu cầu.
Để chừa các lỗ kỹ thuật
Khi đổ móng cần phải để chừa các lỗ kỹ thuật để đặt ống cấp thoát nước. Nếu như đường ống cấp thoát nước đặt dưới đáy móng thì lấp đầy lỗ bằng sỏi hoặc đá dậm thật chắc. Không để đế móng bê tông trực tiếp lên đường ống, sẽ làm vỡ ống dẫn nước.
Nếu có các công trình ngầm, đường ống ngầm, khi thi công đòi hỏi phải đúng yêu cầu kỹ thuật. Tránh đục phá tốn kém chi phí. Nếu thuê đơn vị thiết kế thì các Kiến trúc sư sẽ lên bản vẽ 2D, 3D chi tiết. Tỉ lệ sai sót khi thi công là rất ít.
Lưu ý khi đào móng trời mưa
Sau khi đã xem ngày lành tháng tốt để đào móng, gia chủ cũng nên quan sát điều kiện thời tiết. Trường hợp nếu gặp phải ngày bão, mưa gió kéo dài thì nên nghĩ tới phương án thay đổi ngày động thổ. Bởi vì nếu đào móng đúng ngày mưa sẽ rất khó khăn cho việc đào xúc.
Nếu vẫn quyết đào móng để không bị lỡ ngày đẹp. Gia chủ cần chú ý:
– Kiểm tra hệ thống thoát nước. Đảm bảo nước không bị ứ đọng.
– Mua 1 – 2 chiếc bạt xanh lớn dự phòng. Nếu trời mưa, dùng bạt để che chắn vật liệu và vị trí thi công đào móng.
– Nếu mưa nhỏ thì có thể tiếp tục thi công. Tuy nhiên, nếu trời đổ mưa lớn, chúng tôi khuyên nên dừng việc đào móng lại.
– Còn nếu đang đổ bê tông mà trời mưa mà gia chủ dừng thi công. Thì sau khi trời tạnh mưa, tốt nhất nên để lớp bê tông đó chắc lại. Rồi mới đổ tiếp. Như vậy mới đảm bảo được độ kết dính của bê tông, độ chắc chắn của móng nhà.
– Khi đang đổ bê tông mà ngừng lại, thợ thi công cũng phải tạo mạch ngừng phẳng, vuông góc. Khi làm lại thì mạch ngừng phẳng này phải được xử lý kỹ. Đảm bảo 2 lớp bê tông cũ và mới liên kết chặt chẽ với nhau.
Chúng ta đều thắc mắc làm móng nhà bị mưa là tốt hay xấu? Đổ móng nhà gặp trời mưa có sao không? Bạn có thể tìm hiểu tại bài viết: Đổ móng nhà gặp trời mưa tốt hay xấu?
Xây nhà liền kề, nhà mặt phố, nhà ống khó khăn hơn nhiều so với xây nhà ở quê. Do các công trình nhà ở gần như sát vách. Vì thế trước khi khởi công xây dựng, cần thông báo với hàng xóm. Tránh những phiền hà về sau.
Đặc biệt ở khâu đào móng, bên thi công nên xem xét đến chân móng của các nhà xung quanh. Trong quá trình đào, tuyệt đối tránh làm ảnh hưởng đến chân móng nhà hàng xóm.
Ngoài ra, khi thi công móng, cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật. Giám sát thi công chặt chẽ, kiểm tra vật liệu đạt tiêu chuẩn. Hãy luôn chắc chắn rằng móng thi công đúng chuẩn yêu cầu.
Trải qua nhiều năm, với kinh nghiệm thi công xây dựng trọn gói các công trình nhà ở, đội ngũ Kiến trúc Hikari đã tích lũy được những kinh nghiệm làm móng nhà để đảm bảo công trình thực sự an toàn, bền vững, kiên cố. Với mỗi địa hình khác nhau, sẽ phải linh hoạt lựa chọn phương án thi công móng phù hợp. Nếu đang quan tâm, gia chủ có thể tham khảo thêm ý kiến từ các KTS Hikari. Website: kientruchikari.com hoặc gọi điện thoại đến số 0888.502.666 để được tư vấn chi tiết.