5 loại cây cảnh dưới đây giúp hút hết bụi bẩn trong không khí khiến không gian sống luôn sạch sẽ.
Hiện nay, không chỉ không gian ngoài đường phố bị ô nhiễm mà ngay cả không khí trong các căn nhà riêng, văn phòng, căn hộ nơi chúng ta ở cũng bị ảnh hưởng không hề nhẹ. Rất nhiều nhân viên làm việc trong những văn phòng “kín cổng cao tường” thiếu đi sự thông thoáng dẫn đến các triệu chứng viêm họng, đau đầu, thậm chí gặp vấn đề về hô hấp.
Đứng trước tình trạng đó, cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) hợp tác cùng Hiệp Hội Kiến Trúc Sư Hoa kỳ đã vào cuộc nghiên cứu và tìm ra giải pháp. Sau đây là gợi ý của các nhà khoa học về 5 loại cây cảnh hấp thụ ô nhiễm trong không khí, giúp không gian sống trong nhà trong lành hơn.
Cây hoa môn
Trồng hoa môn trong nhà vừa đẹp vừa sang lại sạch nhà
Đây là loài cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á và một số vùng nhiệt đới ở Mỹ. Theo nhiều nghiên cứu, đây là loài cây hấp thụ ô nhiễm tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định trồng loại cây này trong văn phòng làm việc thì hãy nhớ giữ văn phòng luôn sạch sẽ. Vì cây môn nếu hấp thụ càng nhiều bụi bẩn thì càng hấp thụ được ít chất độc hại trong không khí.
Cây long huyết
Long huyết hấp thu các chất độc gây hại cho sức khỏe
Cây Long huyết là loài cây phổ biến ở Mỹ. Thường được người dân trồng trong nhà hoặc ngoài trời như một loại cây cảnh. Cây long huyết có thể hấp thụ rất nhiều chất độc hại trong không khí như: TCE, Benzene, Phốc-môn-đê-hít. Trong đó, Benzene thường được sử dụng làm keo, sơn, sáp đồ nội thất và chất tẩy rửa. Phốc-môn-đê-hít thường được thấy trong vật liệu xây dựng, vật liệu cách nhiệt và và các loại nhựa gỗ, TCE (Trichloroethylene) được sử dụng để làm vật liệu xây dựng, thiết bị điện tử và đồ nội thất.
Cây thường xuân
Thường xuân nở rộ rực rỡ dưới bóng râm trong môi trường tràn ánh nắng ấm áp
Đây là loài cây thường thấy ở Đông và Tây Mỹ. Khi trồng loài cây này bạn cần chú ý thường xuyên tưới nước cho cây vì thường xuân là loại cây không chịu được khô hạn thiếu nước. Thêm vào tác dụng của các loài cây trên, thường xuân giúp loại bỏ các chất gây dị ứng trong không khí như nấm mốc hoặc phân động vật.
Lưỡi hổ
Khí ô xít ni tơ mà lưỡi hổ hấp thu là một loại nhiên liệu hóa học có trong khí thải nhà kính
Những chiếc lá lưỡi hổ vào ban đêm thả ra không khí một loại chất trong mát, bổ sung cho các loài cây khác đã làm công việc thanh lọc không khí vào ban ngày. Thường xuân hấp thụ khí ô xít ni tơ, loại khí chiếm 6% lượng khí thải nhà kính.
Cọ cau
Cọ cau không những làm sạch nhà mà còn tăng cường độ ẩm trong không khí.
Bạn sẽ không cần đến máy phun sương khi trang trí cho văn phòng làm việc một cây cau. Mỗi cây cọ cau phun vào không khí một lít nước mỗi ngày, giúp tăng cường độ ẩm. Không những thế, loài cây này còn hấp thụ các chất ô nhiễm dạng hạt là những hạt vật chất gây hen suyễn, bệnh tim và một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.